4 BÍ QUYẾT DẠY TRẺ LÀM VIỆC NHÀ MÀ BA MẸ CẦN BỎ TÚI

4 BÍ KÍP DẠY TRẺ LÀM VIỆC NHÀ

Dạy trẻ làm việc nhà là một trong những hình thức giáo dục con cái được đánh giá cao hiện nay. Một số cha mẹ nghĩ rằng con mình còn quá nhỏ để làm việc nhà. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu lại chứng minh khác, trẻ nếu được dạy làm việc nhà sớm sẽ ảnh hưởng rất tích cực tới trẻ trong tương lai,giúp bé rèn luyện tính cách và học thêm nhiều kĩ năng cần thiết trong cuộc sống.

Hướng dẫn trẻ làm việc nhà là cách dạy con về trách nhiệm đóng góp cho gia đình và xã hội, mang lại cảm giác hoàn thành và tự hào, đồng thời học các kỹ năng thực tế. Cho trẻ tự làm việc nhà cũng khiến con cảm thấy mình quan trọng, nhưng ngầm khẳng định rằng con không phải là “trung tâm của vũ trụ”.

HIPO workshop cooking
Bí quyết dạy trẻ làm việc nhà

1. Nuôi dạy con đúng cách: Tạo thói quen làm việc nhà cho trẻ em

Tại sao bạn nên khuyến khích trẻ cùng bạn dọn dẹp nhà? Thay vì thi thoảng mới giao việc nhà cho trẻ, bạn hãy biến chúng thành những thói quen để trẻ có thể làm hàng ngày. Điều này sẽ giúp các bé tự giác hơn và không phàn nàn mỗi khi làm việc nhà. Ngoài ra, bạn cũng nên lựa chọn những công việc phù hợp với độ tuổi của trẻ, chẳng hạn như một đứa trẻ năm tuổi chắc chắn sẽ rất vất vả khi làm công việc hút bụi, nhưng chúng hoàn toàn có thể gấp chăn màn hoặc lau bàn ghế.

2. Phân công việc nhà cho trẻ theo từng độ tuổi

Dưới đây là một vài ý tưởng cho những công việc nhà mà trẻ có thể làm theo từng nhóm tuổi. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng mỗi trẻ đều có những tính cách khác nhau cho nên không phải công việc nào cũng phù hợp với mọi trẻ. Hơn thế nữa, ở độ tuổi này, hoạt động chủ yếu của trẻ vẫn là học và chơi, do đó Lưu ýhông khuyến khích cha mẹ giao quá nhiều việc nhà cho con trong một tuần. 

Dạy trẻ làm việc nhà phù hợp cho trẻ dưới 5 tuổi

  1. Thu dọn đồ chơi sau khi chơi
  2. Giúp ba mẹ dọn giường vào mỗi buổi sáng
  3. Bỏ quần áo vào máy giặt
  4. Bày các món ăn lên bàn
  5. Giữ cho tủ sách ngăn nắp

Dạy trẻ làm việc nhà phù hợp cho trẻ từ 5 đến 8 tuổi

  1. Tất cả những việc ở mục trên
  2. Quét nhà
  3. Dọn dẹp bàn
  4. Đánh bóng/ phủi bụi
  5. Vứt rác (trừ những vật bằng thủy tinh dễ vỡ, những vật sắc nhọn hoặc hộp thiếc nặng)

Dạy trẻ làm việc nhà phù hợp cho trẻ từ 8 đến 12 tuổi

  1. Tất cả những việc trong 2 độ tuổi trên
  2. Rửa xe
  3. Lau nhà
  4. Lau chùi cửa sổ
  5. Hút bụi
  6. Cho thú cưng ăn
  7. Phân loại đồ giặt và đồ cất đi
  8. Xếp và đóng máy rửa bát
  9. Lau chùi mặt bếp
  10. Làm sạch bồn tắm, rửa và vòi hoa sen

Dạy trẻ làm việc nhà cho thanh thiếu niên

Bắt đầu từ năm 13 tuổi, trẻ có thể đảm đương hầu hết các việc đơn giản trong gia đình, từ nấu một bữa ăn cơ bản đến dọn dẹp nhà cửa. Tuy nhiên, ở giai đoạn này khối lượng bài tập của trẻ tương đối nhiều, chính vì vậy, các bậc cha mẹ nên giúp con cân bằng giữa việc học, việc vui chơi và làm việc nhà để con không cảm thấy bị áp lực hay quá tải.

3. Nuôi dạy con đúng cách: Làm gương cho trẻ

Trẻ em thường có xu hướng bắt chước theo những hành vi của cha mẹ, do đó điều quan trọng nhất là các bậc phụ huynh phải làm tấm gương tốt cho con cái. Đây là cách nuôi dạy con ngoan hữu ích mà bố mẹ nên áp dụng. Hãy bắt đầu với việc trình bày rõ ràng những gì mà bạn mong đợi ở trẻ, sau đó là dùng lời nói kết hợp với hành động để hướng dẫn cho trẻ cách dọn dẹp đúng cách. 

Việc làm mẫu này sẽ kích thích sự tò mò và niềm khao khát được thử sức ở trẻ. Để trẻ có thể hiểu rõ, bạn nên làm chậm và giải thích cặn kẽ từng bước một. Điều này có thể sẽ mất rất nhiều thời gian, tuy nhiên bạn cần phải kiên nhẫn và khích lệ tinh thần để trẻ không bị chán nản.

4. Phần thưởng hoặc trả công cho trẻ khi dạy trẻ làm việc nhà

Khuyến khích và động viên là một cách tuyệt vời để trẻ cảm thấy vui vẻ và hăng hái khi làm việc nhà. Hãy cho trẻ thấy rằng, bạn luôn công nhận và đánh giá cao những nỗ lực của bé. 

Ngoài những lời khen ngợi thì bạn có thể dành tặng cho trẻ những phần thưởng nho nhỏ như cho trẻ đi ăn nhà hàng hoặc đi chơi công viên. Trả một chút tiền công cũng là một ý tưởng hay, tuy nhiên không khuyến khích bạn dùng cách này. Lý do là vì chúng có thể khiến trẻ hiểu sai giá trị của làm việc nhà là để kiếm tiền, khi nào cần tiền thì trẻ mới làm, không thì thôi. Tốt nhất là bạn nên giải thích cho trẻ hiểu rằng mọi thành viên đều cần đóng góp sức mình vào làm việc nhà mà không cần đòi hỏi về tiền bạc. 

Những lưu ý khi dạy trẻ làm việc nhà

  • Đừng đánh giá thấp con bạn khi dạy trẻ làm việc nhà

Cha mẹ thường nghĩ rằng con còn nhỏ và không thể làm nhiều việc. Khi đứa trẻ này lớn hơn, phụ huynh có quan niệm như vậy vẫn mặc nhiên làm giúp những việc mà trẻ hoàn toàn có khả năng tự xoay sở, như làm bánh sandwich ăn sáng hay dọn dẹp phòng.

  • Dạy trẻ làm việc nhà phải bắt đầu với những trách nhiệm cá nhân cơ bản

Đánh răngngồi bôrửa tay và tự mặc quần áo là những “công việc” đầu tiên mà hầu hết các bé đều có thể làm. Tuy nhiên hầu hết các bậc cha mẹ không nghĩ sẽ giao những nhiệm vụ cá nhân này cho bé đầu tiên.

  • Không đặt kỳ vọng quá nhiều khi dạy trẻ làm việc nhà

Cho trẻ tự làm việc nhà có thể khiến nhiệm vụ nội trợ của bạn mất nhiều thời gian hơn. Hãy nhớ rằng bạn chỉ đang đặt nền móng dạy trẻ làm việc nhà, chứ chưa thực sự được con giúp đỡ. Tất cả các công việc nhà đều cần được luyện tập đến khi thành thạo, trong khi trẻ mẫu giáo chỉ có thể tập trung chú ý trong một thời gian ngắn. Đừng mong đợi con bạn chủ động làm việc mỗi ngày mà không cần nhắc nhở, hoặc thực hiện tốt ngay từ đầu.

  • Trung lập về giới tính khi dạy trẻ làm việc nhà

Bạn nên thoải mái giao cho bé trai một số công việc nhà bếp, bé gái một số công việc ngoài trời.

  • Dạy trẻ làm việc nhà hãy thật cụ thể

Yêu cầu dọn dẹp phòng là quá rộng và quá sức đối với trẻ mẫu giáo. Hãy cho con biết chính xác cần phải làm những gì, ví dụ như bỏ quần áo bẩn vào giỏ. Chỉ cách cho bé làm trong vài lần đầu tiên.

  • Không giao quá nhiều việc khi dạy trẻ làm việc nhà

Thông báo 3 – 4 công việc phải làm cùng một lúc có thể khiến con bạn bối rối. Bé có thể quên toàn bộ danh sách hoặc lẫn lộn mọi nhiệm vụ. Hãy làm từng việc một.

  • Giữ không khí vui vẻ

Vấn đề đối với công việc nhà là có xu hướng lặp đi lặp lại. Một khi tính mới mẻ mất đi, sự mệt nhọc sẽ bắt đầu. Bạn có thể biến việc nhà trở nên thú vị đối với trẻ mẫu giáo bằng cách thỉnh thoảng đổi vai trò.

Mặc dù con chưa biết đọc, nhưng bạn cũng có thể lập một biểu đồ những công việc cần phải làm với các hình ảnh minh họa. Những bài hát thiếu nhi như bài Bé Quét Nhà (một sợi rơm vàng), rất có sức mạnh đối với trẻ mẫu giáo. Hoặc hai mẹ con cũng có thể tự tạo ra những giai điệu ngớ ngẩn khi cất đồ chơi vào hộp hoặc khi giặt giũ.

  • Dạy trẻ làm việc nhà đừng sửa lại thành quả của con

Nếu trẻ xếp khăn không ngay ngắn hoặc trải drap giường không hoàn toàn thẳng, hãy cố gắng bỏ qua. Hướng dẫn cho trẻ cách làm một việc và sau đó để trẻ tự làm. Chỉnh sửa lại nhiệm vụ trẻ vừa hoàn thành sẽ làm giảm bớt niềm tự hào của con và khiến con ít muốn giúp đỡ lần nữa, thậm chí có ý nghĩ: Tại sao mẹ lại nhờ con trong khi mẹ có thể làm tốt hơn?

  • Dạy trẻ làm việc nhà hãy khen ngợi sau khi con đã hoàn thành tốt công việc

Trẻ mẫu giáo sẽ phát triển mạnh nếu được ủng hộ tích cực. Hãy khuyến khích và không chỉ trích khi bé làm việc. Sau đó, hãy cho con biết rằng những nỗ lực của con là rất quan trọng và bạn đánh giá cao điều đó. Nói với con cụ thể rằng: Khi con phụ mẹ dọn bàn, mẹ sẽ nấu ăn và cả nhà có thể ăn sớm hơn.

  • Đừng trả tiền cho những việc vặt

Hầu hết trẻ mẫu giáo còn quá nhỏ để hiểu được giá trị của đồng tiền. Tiền bạc để đổi lấy công việc không có nhiều ý nghĩa đối với bọn trẻ. Nhiều chuyên gia tài chính vẫn băn khoăn về việc trả tiền cho trẻ tự làm việc nhà. Thỉnh thoảng bạn vẫn có thể cho con tiền để dạy trẻ cách tiết kiệm và đưa ra các quyết định chi tiêu hợp lý. Tuy nhiên giá trị của việc dạy trẻ làm việc nhà là phát triển lòng tự hào khi hoàn thành tốt một công việc và cảm nhận được sự đóng góp, vai trò của mình trong gia đình.

Với những bí quyết nuôi dạy con đúng cách trên, HiPO hy vọng bạn sẽ thành công trên hành trình giáo dục con cái trở thành những người có ích cho gia đình và xã hội. 

Hy vọng qua bài viết này, với những thông tin hữu ích sẽ giúp các mẹ có bí quyết dạy trẻ làm việc nhà với tinh thần tích cực

Xem HiPO trên fanpage: https://www.facebook.com/hipo.edu.vn

Xem thêm các bài tin khác TẠI ĐÂY

tại hipo bạn học được

Tìm hiểu khóa học

Quý phụ huynh chưa tìm được khóa học phù hợp và cần được hỗ trợ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP MIỄN PHÍ

    Cho phép HiPO liên hệ qua (Vui lòng cung cấp thông tin chính xác để HiPO liên hệ hỗ trợ được tốt hơn):


    cơ sở vật chất

    Sự kiện - hoạt động

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *