BA MẸ CẦN HỖ TRỢ CON NHƯ THẾ NÀO KHI CON GẶP KHÓ KHĂN TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ

Trong quá trình lớn lên của con không thể tránh khỏi những lúc con gặp mâu thuẫn, khó khăn trong các mối quan hệ với bạn bè, thầy cô hoặc người thân trong gia đình. Những trường hợp như con bị bạn bè xa lánh, khó khăn khi hòa nhập với môi trường mới hay chưa biết cách bày tỏ cảm xúc của mình đều có thể khiến con cảm thấy lo lắng và buồn bã. Là phụ huynh, ba mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ con vượt qua những rào cản này để con có thể phát triển các kỹ năng xã hội nhằm tạo lập được những mối quan hệ tốt đẹp.

Vậy làm cách nào để hỗ trợ con vượt qua khó khăn trong các mối quan hệ? Ba mẹ có thể tìm hiểu thêm về nguyên nhân cũng như những phương pháp hỗ trợ giúp con mạnh dạn hơn và vượt qua được những khó khăn trong các mối quan hệ qua bài viết dưới đây.

1.  Mối quan hệ là gì và sự quan trọng của các mối quan hệ đối với trẻ

Các mối quan hệ được hình thành từ sự tương tác xã hội là quan hệ giữa người với người trong quá trình chung sống, làm việc ở nhiều hoạt động như kinh tế, văn hóa, đạo đức. Những tương tác trong các mối quan hệ không phải là ngầu nhiên mà đều có mục đích và kế hoạch nhất định.

Những mối quan hệ này có vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của con. Khi mối quan hệ với ba mẹ gắn kết trẻ sẽ thấy an toàn phát triển được lòng tự trọng và sự tự tin đồng thời hình thành được trí tuệ cảm xúc một yếu tố giúp con dễ thích nghi, giảm căng thẳng hiệu quả hơn khi trưởng thành. Bên cạnh đó các mối quan hệ cũng giúp con định hình nhân cách, học hỏi những giá trị về đạo đức hay các kiến thức xã hội giúp tạo dựng nền tảng quan trọng cho sự phát triển sau này của con.

Vì các mối quan hệ là hoàn toàn cần thiết đối với trẻ nên các bậc phụ huynh luôn cần phải có sự quan sát và hỗ trợ con mình kịp thời khi con gặp các khó khăn trong các mối quan hệ.

hỗ trợ

2. Lúc nào thì con cần sự hỗ trợ của ba mẹ

Một số dầu hiệu cho thấy con đang cần sự hỗ trợ từ ba mẹ

  • Con thường xuyên cảm thấy cô đơn, có dấu hiệu buồn bã, lo lắng.
  • Con khó hòa nhập, làm quen với các bạn mới.
  • Con thường xuyên tranh cãi, gây gổ với bạn bè.
  • Con trở nên ít nói, tránh né khi giao tiếp gặp gỡ mọi người.
  • Con không muốn tham gia các hoạt động nhóm.

Hoặc con có những dấu hiệu bất thường khác về tâm lý, hành vi trong cuộc sống hàng ngày hoặc trong các hoạt động tập thể khác.

3. Ba mẹ hỗ trợ con bằng cách nào

3.1. Xây dựng môi trường an toàn hỗ trợ con bày tỏ cảm xúc

Khi con gặp vấn đề trong các mối quan hệ để hỗ trợ con trước tiên ba mẹ hãy dành thời gian đóng vai trò là một người lắng nghe những suy nghĩ, cảm xúc của trẻ. Tạo cho con không gian có thể thoải mái bày tỏ cảm xúc mà không sợ bị phán xét, ba mẹ còn có thể động viên khen ngợi con. Điều này sẽ giúp con cảm thấy mình được quan tâm và dễ mở lòng chia sẻ hơn, ba mẹ sẽ biết được nguyên nhân và có kế hoạch hỗ trợ phù hợp nhất.

3.2. Hỗ trợ con trong việc nhận định vấn đề

Hỗ trợ con phân tích vấn đề: Khi đã biết được nỗi lo lắng, vấn đề của con phụ huynh có thể giúp con phân tích để hiểu rõ được vấn đề của mình sau đó đưa ra cho con một vài gợi ý để giải quyết vấn đề. Đây là cơ hội giúp con học được cách vượt qua khó khăn hiệu quả, bên cạnh đó cũng giúp cho con hình thành được kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ của người lớn trong các tình huống khó khăn.

hỗ trợ

3.3. Hỗ trợ thông qua việc thường xuyên tương tác, chia sẻ với con

Ba mẹ nên thường xuyên nói chuyện, tương tác với con thông qua các hoạt động như:

  • Các trò chơi tương tác nhỏ tại nhà. Giúp tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, trẻ biết cách hợp tác với mọi người, kỹ năng làm việc nhóm được nâng cao
  • Đọc sách, kể chuyện giúp con mở rộng vốn từ, nhận biết được cảm xúc thông qua các câu chuyện tăng kỹ năng giao tiếp.
  • Chia sẻ những hoạt động trong ngày: Mỗi ngày ba mẹ nên dành ra 10 – 15 phút để cùng con chia sẻ, bàn luận những câu chuyện trong ngày. Hoạt động này có thể giúp con cởi mở hơn và hiểu được về nhiều khía cạnh, góc nhìn khác nhau ở mỗi người nó có thể là nguyên nhân của mâu thuẫn nhưng cũng giúp con học hỏi được nhiều điều mới lạ, giúp thế giới của con trở nên phong phú hơn Từ đó con có thể tự chủ hơn trong việc giải quyết các mâu thuẫn.

3.4. Cho con tham gia các khóa học, hoạt động ngoại khóa để hỗ trợ phát triển kỹ năng

Một trong những nguyên nhân khiến con gặp khó khăn trong các mối quan hệ là sự thiếu tự tin, rụt rè của con. Vì vậy các khóa học kỹ năng hay hoạt động ngoại khóa là phương pháp hỗ trợ con rất phù hợp giúp con rèn luyện sự tự tin, xây dựng lòng tự trọng và phát triển các kỹ năng xã hội khác. Một số khóa học và hoạt động ngoại khóa tại Hipo ba mẹ có thể tham khảo như:

  • Lớp học bóng đá hỗ trợ con trong việc rèn luyện thể chất vừa có thể giao lưu, kết bạn và đặc biệt là con học được kỹ năng phối hợp làm việc nhóm, thể hiện tinh thần đồng đội.
  • Câu lạc bộ tiếng anh HiPO được diễn ra hàng tuần. Vừa giúp con tăng khả năng ngoại ngữ vừa giúp con tự tin hơn, làm quen được nhiều bạn mới
  • Hoạt động trải nghiệm tại chương trình trại hè bán trú ngoài việc giúp con có thêm kiến thức về văn hóa xã hội thì sẽ hỗ trợ con rèn luyện đa dạng các kỹ năng như giao tiếp, quản lý thời gian, quản lý cảm xúc, xử lý mâu thuẫn, làm việc nhóm…

Trên đây là một số phương pháp ba mẹ có thể áp dụng để hỗ trợ khi con gặp khó khăn trong các mối quan hệ. Hỗ trợ con vượt qua các khó khăn trong các mối quan hệ là một quá trình đòi hỏi sự đồng hành của phụ huynh, bằng cách tạo không gian an toàn và cung cấp những hoạt động, công cụ hỗ trợ cần thiết sẽ giúp con vượt qua được những rào cản để tự tin tỏa sáng. 

Nhận tư vấn chương trình học HiPO tại đây:  https://zalo.me/hipoedu

Hoặc liên hệ qua Hotline: 0767778002

Xem HiPO trên fanpage: https://www.facebook.com/hipo.edu.vn

Xem thêm các bài tin khác TẠI ĐÂY

tại hipo bạn học được

Tìm hiểu khóa học

Quý phụ huynh chưa tìm được khóa học phù hợp và cần được hỗ trợ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP MIỄN PHÍ

    Cho phép HiPO liên hệ qua (Vui lòng cung cấp thông tin chính xác để HiPO liên hệ hỗ trợ được tốt hơn):


    cơ sở vật chất

    Sự kiện - hoạt động

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *