MUỐN TRẺ CƯ XỬ TỬ TẾ NÊN BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?

Muốn trẻ cư xử tử tế nên bắt đầu từ đâu

Muốn trẻ cư xử tử tế. Trong quyển Raising Kids in the 21st Century (Tạm dịch: Nuôi dạy trẻ thế kỷ XXI), Tiến sĩ tâm lý trẻ em Sharon K.Hall đã tiết lộ “tuyệt chiêu” để rèn tính tự giác cho trẻ bắt đầu từ chính bạn.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng bạn có thể chia sẻ mong muốn của mình với con khi trẻ khoảng 18 tháng tuổi. Hãy thường xuyên hướng dẫn con thực hiện những thói quen tốt trong cuộc sống mà bạn muốn con thực hiện và lợi ích của chúng, ví dụ như ngủ đúng giờ, chào hỏi người lớn, giữ trật tự tại nơi công cộng, không giành đồ chơi với bạn…

TẠI SAO LẠI CHO TRẺ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM NHƯNG ĐIỀU TRONG CUỘC SỐNG HẰNG NGÀY
MUỐN TRẺ CƯ XỬ TỬ TẾ NÊN BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?

Lâu dần, trẻ sẽ nhận thức các kết quả tích cực khi làm theo những việc bố mẹ căn dặn, sau đó sẽ tự động thực hiện những thói quen tốt như một phản xạ tự nhiên.

Giai đoạn 2 tuổi nên được xem là thời điểm quan trọng nhất để rèn tính tự giác cho trẻ vì lúc đó khả năng tiếp thu và hành động của trẻ đã nhanh hơn (trích từ sách Raising a Self-Disciplined Child của Sharon và Robert Brooks – tạm dịch: Dạy trẻ biết tự giác).

MUỐN TRẺ CƯ XỬ TỬ TẾ NÊN BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?

Đặt ra quy định và nghiêm túc thực hiện

Nếu các bé nhà bạn quen được chiều chuộng, sẽ có lúc chúng khóc nhè hoặc cáu kỉnh khi không đạt được những điều mình muốn.

Trong quyển ScreamFree Parenting (Tạm dịch: Cách nuôi dạy để trẻ không khóc nhè), chuyên gia tâm lý gia đình Hal Runkel khuyên bố mẹ nên đặt ra một số nguyên tắc kỷ luật cơ bản để trẻ biết cách tự điều chỉnh hành vi. Tránh cho con cảm giác bị áp đặt, bạn hãy đưa ra những nhắc nhở thật khéo léo nhưng hãy đảm bảo cả mình và con đều nghiêm túc thực hiện những quy định đặt ra.

  • Nề nếp cần có lý do: Bạn không cần phải đưa ra lời giải thích quá tường tận về những điều trẻ nên và không nên làm, vì có thể trẻ sẽ không hiểu. Thế nhưng, việc giải thích hời hợt lại khiến trẻ cảm giác bị áp đặt. Hãy chọn cách nói đơn giản và kèm theo lợi ích ngắn gọn của các quy định đó. Ví dụ: “Nhóc cưng! Con cần đi ngủ lúc 8 giờ, vì như thế mới con mới khỏe để chơi được nhiều hơn” hay “Con nên đặt đồ chơi đúng chỗ, để không phải mất công tìm mỗi khi muốn chơi.” Và bạn phải kiên quyết thực hiện “chế độ” đi ngủ lúc 8 giờ tối cũng như để con tự sắp xếp đồ chơi của mình đúng chỗ thay vì tự tay dọn dẹp
  • Đừng tiết kiệm lời khen: Theo Tiến sĩ tâm lý Larry J.Koenig (tác giả quyển Smart Discipline – Tạm dịch: Kỷ luật thông minh), lời khen khi trẻ làm theo những quy định sẽ tiếp thêm động lực cho trẻ tiếp tục thực hiện. Hãy cùng con tuân thủ quy định và động viên con bằng lời khen từ việc nhỏ nhất như xếp chăn gối, giúp bạn bày bàn ăn, chơi đùa với em ngoan ngoãn, … Lời khen đơn giản nhưng hiệu quả: “Giỏi quá! Nhìn xem con xếp chăn ngay ngắn chưa này. Con mẹ bắt đầu lớn rồi nên hãy làm tốt thế này mỗi ngày nhé!” hay “Con có nhớ cô Nguyên khen con ngoan ngoãn khi con “dạ, thưa” lúc nói chuyện với cô ấy không, từ giờ thì mình phải tiếp tục để được tất cả mọi người khen ngoan thế nhé”
  • Bố mẹ cần làm gương: Trẻ sẽ không bao giờ phá luật khi chính bạn cũng biết tôn trọng các quy định do chính mình đặt ra. Hãy làm gương cho con từ những điều nhỏ nhất, như xếp quần áo vào đúng chỗ, tự dọn dẹp bát đĩa sau khi ăn, không lớn tiếng khi khó chịu … Ngay khi bạn thực hiện những điều đó hàng ngày, trẻ dễ dàng học theo và thực hiện như phản xạ tự nhiên về sau.

Trang bị kỹ năng giải quyết khó khăn

Khi gặp một chuyện khó khăn hoặc không như ý, trẻ sẽ cảm thấy hoang mang, khó chịu thậm chí sợ hãi, điều này sẽ khiến con phản ứng theo bản năng (hờn dỗi, khóc, la hét…). Trẻ sẽ biết cách bình tĩnh và cư xử tốt hơn khi bạn hướng dẫn con mình các kỹ năng đối mặt, giải quyết vấn đề. Tiến sĩ Brook cũng đưa ra nhận định “Khi trẻ được trao kỹ năng cần thiết để tự tìm ra cách giải quyết, trẻ sẽ mặc nhiên cư xử tốt hơn, vì đã biết cách tự chăm sóc bản thân, thay vì khóc thét vì bất lực trước những khó khăn.”

Hãy để trẻ tự quyết: Để con tự chọn và chịu trách nhiệm với ý muốn của mình, đơn giản như “Con muốn mặc py-ja-ma hay đầm ngủ tối nay?”, “Con muốn mang theo táo hay phô mai đến trường?”.

Dần dần, trẻ sẽ có ý thức tự quyết định những việc lớn hơn và không than phiền nếu không hài lòng vì đó là sự lựa chọn của bản thân. Khi hai nhóc nhà bạn đang chơi cùng nhau bỗng nhiên cãi vã, thay vì tức giận và gào lên “Hai đứng dừng ngay!”, bạn có thể giữ bình tĩnh và cho các con cơ hội tự chọn lại cách cư xử bằng câu hỏi “Thay vì cãi nhau, các con nghĩ xem mình có cách giải quyết nào tốt hơn không?”

Luôn động viên trẻ: Tất nhiên trong nhiều tình huống chính tay bạn giải quyết sẽ nhanh hơn chờ con thực hiện. Tuy nhiên, đừng nóng vội, mà hãy để trẻ tự mình làm những việc nhỏ như cột dây giày, bỏ quần áo dơ vào sọt … cho đến những “thử thách” lớn hơn như dọn dẹp bàn ăn, sắp xếp đồ chơi ngăn nắp.

Khiến trẻ “động não”: Đừng đưa trẻ ngay câu trả lời, mà hãy động viên trẻ suy nghĩ bằng cách hỏi ngược lại để trẻ tự động não trước. Ví dụ, khi trẻ hỏi “Mẹ ơi, tại sao con rùa lại chạy chậm hơn con thỏ”, bạn hãy trả lời bằng một câu hỏi “Thế theo con thì tại sao con rùa lại bò chậm như thế?”. Thông qua việc hỏi, bạn giúp trẻ tự tìm cách giải quyết, từ đó cảm thấy tự tin vì mình có thể suy nghĩ cách làm được điều mình muốn.

Rèn luyện tính kiên nhẫn

MUỐN TRẺ CƯ XỬ TỬ TẾ NÊN BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?

Không ai thích cảm giác chờ đợi, đặc biệt là trẻ nhỏ. Tiến sĩ tâm lý Michael Osit – tác giả quyển Generation Text: Raising WellAdjusted Kids in the Age of Instant Everything (tạm dịch: Sách nuôi dạy thế hệ mới: Cách nuôi dạy trẻ biết cách thích ứng trong thời đại mọi thứ ngay và luôn) đã chứng minh được điều này. Ông khuyên rằng “Nếu biết cách đối diện với cảm giác khó chịu vì chờ đợi từ thuở nhỏ, trẻ sẽ kiểm soát được hành vi khi lớn lên.” Bạn có thể tham khảo các bước để sau để rèn cho trẻ tính cách này.

  • Biết chờ đợi: Đừng đáp ứng ngay điều trẻ muốn. Ví dụ: khi con muốn bạn lấy giúp món đồ chơi trên kệ cao khi bạn đang làm gì việc đó thì hãy nói rõ với con “mẹ đang bận rửa chén, con hãy chờ mẹ làm xong việc này rồi mẹ sẽ lấy xuống cho con nhé!”. Lúc này, trẻ sẽ khó chịu nhưng sẽ ý thức được mình cần chờ mẹ xong việc để có được món đồ chơi và học cách kiên nhẫn từ nhỏ.
  • Nói trẻ biết bạn hiểu cảm giác của bé: Trẻ còn nhỏ chỉ có thể khóc để thể hiện cảm xúc khó chịu của mình. Bạn có thể nói thay cảm xúc của trẻ và đưa lời khen khi trẻ có biểu hiện kiên nhẫn. Ví dụ, bạn có thể nói “Mẹ biết đứng chờ mẹ sẽ rất khó chịu, nhưng con đã làm được điều đó. Con mẹ giỏi quá, biết kiên nhẫn hơn rồi này.”
  • Cho trẻ tham gia các hoạt động cần sự kiên nhẫn: Thường xuyên chơi những trò chơi không cho thấy ngay thành quả sẽ giúp trẻ biết kiên nhẫn hơn, như xếp gỗ, giải ô chữ, trồng cây và chờ cây ra hoa.

Học cách đồng cảm

Tiến sĩ tâm lý Steven E. Curtis (tác giả quyển Understanding your child’s puzzling behavior – Tạm dịch: Hiểu hành vi khó hiểu của con bạn) cho biết “Khi hiểu mỗi người đều có cảm xúc riêng trong từng tình huống, trẻ sẽ biết cách cư xử để không làm phiền hoặc tổn thương người khác.”

  • Cổ vũ khi trẻ biết quan tâm đến người khác: Khi thấy trẻ dành sự quan tâm đến một điều gì đó, hãy giúp trẻ cảm thấy ý nghĩa của điều mình đang làm. Ví dụ, cô công chúa nhỏ nhà bạn đang dùng chăn cuộn quanh người búp bê, bạn có thể khiến trẻ cảm thấy mình đang làm điều tử tế bằng lời khen “Em búp bê sẽ cảm thấy thật ấm áp khi được con quan tâm như thế!”
  • Đặt câu hỏi thay vì nói nhiều đạo lý: Bạn không thể giải thích để trẻ hiểu cảm giác của người khác, cũng như trẻ không thể hiểu hết triết lý sống của người lớn. Thay vì cố giải thích bằng ngôn ngữ phức tạp, Tiến sĩ Curtis khuyến khích bạn đặt câu hỏi giúp trẻ nhận biết được cảm xúc, chẳng hạn “Nếu em trai cũng không cho con chơi chung đồ chơi như cách con đang làm thì con sẽ cảm thấy thế nào?”
  • Giúp trẻ “đọc” ngôn ngữ hình thể: Nhận biết và hiểu ý nghĩa của các hành động và biểu hiện gương mặt là một trong những cách cơ bản để trẻ nhận biết và làm theo. Ví dụ: “Con thấy không, chị họ rất thích chơi với con. Hãy nhìn cách chị cười rất tươi tặng bánh cho con đấy.” Ban đầu, trẻ có thể không hiểu hết các biểu hiện cảm xúc và cần bạn diễn giải khá nhiều. Dần dần trẻ sẽ hiểu rõ hơn và ý thức được hành vi của chính trẻ sẽ lặp lại những biểu cảm tích cực đó.

Cuối cùng, việc dạy và muốn trẻ cư xử tử tế không phải là chuyện có thể thực hiện sau một đêm. Bố mẹ cần cho trẻ thời gian và thường xuyên quan sát trẻ để điều chỉnh cách cư xử của con mình. Hy vọng những cách nói trên sẽ giúp luôn bạn tự hào về cách hành xử chừng mực, tử tế của “con nhà mình”!

Xem HiPO trên fanpage: https://www.facebook.com/hipo.edu.vn

Xem thêm các bài tin khác TẠI ĐÂY

tại hipo bạn học được

Tìm hiểu khóa học

Quý phụ huynh chưa tìm được khóa học phù hợp và cần được hỗ trợ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP MIỄN PHÍ

    Cho phép HiPO liên hệ qua (Vui lòng cung cấp thông tin chính xác để HiPO liên hệ hỗ trợ được tốt hơn):


    cơ sở vật chất

    Sự kiện - hoạt động

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *